Được giới thiệu vào năm 1990, chương trình EB-5 Immigrant Investor Program mang đến cho các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới điều mà hàng triệu người mơ ước – một cuộc sống tại Hoa Kỳ.
Để đổi lấy các khoản đầu tư đủ điều kiện vào các doanh nghiệp thương mại mới ở Hoa Kỳ, các công dân nước ngoài giàu có và gia đình của họ có thể nhận được thẻ xanh và cuối cùng, nếu họ muốn, có quốc tịch Hoa Kỳ U.S. citizenship
Mặc dù quy trình EB-5 khá phức tạp, nhưng đại khái được chia thành tám bước chính sau:
Nội dung
Bước 1: Tiến hành nghiên cứu ban đầu
Là một nhà đầu tư (NĐT) EB-5 tiềm năng, bạn phải xem xét liệu có đủ điều kiện tham gia chương trình, và chương trình có phù hợp với mục tiêu của mình hay không. Do tính phức tạp của chương trình EB-5 và luật nhập cư của Hoa Kỳ, chúng tôi khuyên NĐT nên nhận trợ giúp của luật sư nhập cư có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu này.
Nếu đang cư trú tại Hoa Kỳ bằng một loại thị thực khác và muốn tham gia vào chương trình EB-5, bạn phải là một nhà đầu tư được công nhận. Để đủ điều kiện là một nhà đầu tư được công nhận thì phải hoặc;
- Đạt mức thu nhập 200,000 đô la trong hai năm liên tiếp trước đó và dự kiến cùng mức thu nhập cho năm hiện tại;
- Đạt mức thu nhập 300,000 đô la đối với cặp vợ / chồng trong hai năm liên tiếp trước đó và dự kiến cùng một mức thu nhập cho năm hiện tại;
- Có giá trị tài sản ròng ít nhất một triệu đô la, không bao gồm nơi cư trú chính của NĐT hoặc vợ / chồng. Nên bao gồm trong đơn I-526 một lá thư từ kế toán hoặc luật sư nhập cư để xác minh tình trạng được công nhận của nhà đầu tư.
Điều quan trọng khác phải xem xét là liệu tình trạng đơn thị thực EB-05 nộp từ quốc gia của NĐT có bị tồn đọng hay không visa backlogs. Tồn đọng thị thực xảy ra khi nhu cầu EB-5 từ một quốc gia nhất định vượt quá hạn ngạch dành cho quốc gia đó, hoặc khả năng áp dụng hồi tố thị thực visa retrogression (Hồi tố thị thực là khả năng hạn ngạch của năm trước liền kề chưa dùng hết sẽ được chuyển bổ sung vào cho năm tiếp theo). Nhà đầu tư có thể tìm thông tin cập nhật về thị thực khả dụng dành cho quốc gia của mình bằng cách kiểm tra Bản tin thị thực hàng tháng monthly Visa Bulletin do Bộ Ngoại giao phát hành.
Bước 2: Tìm một hoặc nhiều dự án tiềm năng.
Sau khi NĐT đã xác định chương trình EB-5 phù hợp với mục tiêu của mình, tiếp theo cần tìm dự án EB-5 phù hợp. Một dự án EB-5 tốt có rủi ro tài chính và rủi ro nhập cư thấp.
Một yếu tố khác NĐT nên xem xét khi tìm kiếm dự án EB-5 phù hợp là tuân thủ vị trí thuộc vùng kinh tế mục tiêu (TEA). Theo định nghĩa của Trung tâm vùng, các dự án EB-5 thuộc TEA được hiểu là các khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp cao, hoặc các khu vực nông thôn dưới 20,000 dân.
Mức đầu tư tối thiểu ở TEA là 900,000 đô la. Riêng mức đầu tư vào các dự án EB-5 khác không thuộc TEA là 1.8 triệu đô la.
Cuối cùng, NĐT phải xác định xem mình muốn đầu tư trực tiếp hay thông qua trung tâm vùng EB-5 regional center.
Các nhà đầu tư khi thông qua các trung tâm vùng sẽ được giảm bớt yêu cầu trách nhiệm quản lý, điều này lý tưởng cho những ai muốn đầu tư chỉ để nhận thẻ xanh.
Một lợi ích lớn khác của việc đầu tư vào trung tâm vùng là các yêu cầu tạo việc làm được nới lỏng. Để đủ điều kiện nhận thẻ xanh, nhà đầu tư EB-5 phải tạo ra ít nhất 10 công việc toàn thời gian mới cho khoản đầu tư của họ, nhưng với các dự án đầu tư thông qua trung tâm vùng thì được cộng công việc gián tiếp chung với công việc trực tiếp được tạo ra.
Bước 3: Tiến hành thẩm định kỹ dự án tiềm năng.
Sau khi đã chọn được dự án, NĐT cần phải tiến hành thẩm tra hồ sơ để đảm bảo không đặt mình vào tình huống rủi ro tài chính hoặc nhập cư. Để đánh giá toàn diện rủi ro tài chính và nhập cư của một dự án tiềm năng, NĐT có thể sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro dự án EB-5 miễn phí tại EB-5 Project Risk Assessment Questionnaire.
Để truy cập tài liệu của dự án EB-5, các nhà đầu tư EB-5 tiềm năng thường phải ký một thỏa thuận bảo mật. Việc ký kết thỏa thuận bảo mật nhằm mục đích cho phép các nhà đầu tư đọc tài liệu của dự án mà không có nghĩa vụ đầu tư vào nó.
Mặc dù không thể xác định chắc chắn 100% liệu khoản đầu tư vào một dự án EB-5 có thành công hay không, nhưng có một số chỉ số chính cần xác định. Nhằm đảm bảo dự án triển vọng có tính minh bạch cao và tuân thủ các quy tắc có liên quan của chương trình EB-5, nên sử dụng bên thứ ba khách quan để thẩm định và đánh giá các giả định, phân tích tài chính, dự đoán số lượng tạo việc làm của dự án có thực sự cao hơn yêu cầu của chương trình EB-5 hay không.
Bước 4: Đầu tư Vốn cần thiết vào Dự án EB-5
Sau khi NĐT chọn được một dự án phù hợp và thẩm định kỹ lưỡng rủi ro, thì bắt đầu đến giai đoạn đầu tư cụ thể. Trước khi giao vốn, cần tham khảo ý kiến luật sư nhập cư để đảm bảo nhà đầu tư và nhà phát triển dự án đang tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành. Sau đó, tiến hành đầu tư như đã nêu trong tài liệu dự án. Trong nhiều trường hợp, ban đầu khoản đầu tư sẽ được lưu trữ trong một tài khoản ký quỹ.
Tùy thuộc vào nơi NĐT cư trú, độ khó của quá trình này có thể khác nhau. Ví dụ, công dân Ấn Độ bị hạn chế bởi các quy định kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ áp đặt, điều này làm phức tạp quá trình đầu tư. Thông thường, các nhà đầu tư Ấn Độ phải chuyển khoản đầu tư của họ thông qua các ngân hàng nước ngoài.
Bước 5: Làm việc với Luật sư nhập cư để biên soạn Tài liệu cá nhân
Khi khoản đầu tư EB-5 đã được ký quỹ, NĐT phải nộp đơn I-526 lên Dịch vụ Đầu tư và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) để chính thức bắt đầu quy trình EB-5. Mặc dù có thể tự mình điền và nộp đơn, nhưng NĐT nên nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư nhập cư.
Ngoài các tài liệu liên quan đến dự án và các dự kiến tài chính của dự án, NĐT phải gởi kèm trong đơn I-526 bản sao của các hồ sơ cá nhân, chẳng hạn như hộ chiếu, giấy khai sinh và giấy đăng ký kết hôn, cũng như bằng chứng chi tiết chứng minh nguồn vốn đầu tư.
Tùy thuộc vào quốc tịch của nhà đầu tư, các tài liệu cá nhân có thể cần phải dịch.
Để chứng minh nguồn vốn đầu tư, một số tài liệu khác nhau được chấp nhận, bao gồm hồ sơ ngân hàng, việc làm và tiền lương, quà tặng.
Bước 6: Nộp I-526, đơn xin nhập cư cho doanh nhân nước ngoài
Hoàn thành đơn I-526, nộp cho USCIS. Sau khi nhận, USCIS sẽ gửi thư thông báo đơn đã được nộp thành công. Biên nhận thông báo sẽ hiển thị ngày ưu tiên của đương đơn, xác định thời điểm đủ điều kiện nộp đơn xin thị thực.
Khi đơn I-526 được chấp thuận, NĐT có thể nộp đơn xin tình trạng thường trú nhân có điều kiện conditional permanent resident status ngay khi có thị thực.
Nếu NĐT đến từ quốc gia không bị tồn đọng hoặc hồi tố thị thực, có thể nộp đơn xin thị thực ngay sau khi I-526 được chấp thuận. Các nhà đầu tư EB-5 của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam có thể phải đợi vài tháng hoặc vài năm mới có thị thực.
Trước đây, khi đơn I-526 được xử lý trên cơ sở nhập trước xuất trước, thường mất khoảng hai năm cho đến khi nhà đầu tư EB-5 nhận được phê duyệt I-526. Điều này đã thay đổi với cách tiếp cận thị thực mới visa availability approach, trong đó ưu tiên đơn từ các quốc gia có sẵn hạn ngạch thị thực. Điều này giúp đẩy nhanh thời gian xử lý đơn của các nhà đầu tư từ các quốc gia như Canada, Vương quốc Anh và Nhật Bản nhưng lại đẩy lùi hồ sơ các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Bước 7: Đăng ký tình trạng thường trú nhân hợp pháp có điều kiện.
Sau khi nhận được phê duyệt I-526 và ngày ưu tiên cho quốc tịch hiện tại, Nhà đầu tư có thể nộp đơn xin thẻ xanh EB-5. Quá trình này khác nhau tùy thuộc vào việc đương đơn hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ bằng loại thị thực khác, hay đang ở tại quốc gia xuất xứ.
Nếu đang cư trú ở Hoa Kỳ, NĐT cần phải nộp đơn I-485 để điều chỉnh tình trạng cư trú. Ngay cả khi tình trạng cư trú ban đầu của đương đơn hết hạn trong khi đơn I-485 đang chờ phê duyệt, NĐT vẫn được phép ở lại Hoa Kỳ.
Nếu đang cư trú ở quốc gia của mình, NĐT phải nộp đơn DS-260 tới lãnh sự quán Hoa Kỳ tại địa phương. Sau khi xử lý đơn, lãnh sự quán địa phương sẽ mời đương đơn tham gia phỏng vấn di trú.
Sau khi hoàn tất thủ tục xin thị thực, đương đơn sẽ nhận được thẻ thường trú có điều kiện hai năm.
Bước 8: Nộp đơn I-829, Đơn thỉnh cầu của Doanh nhân để xóa bỏ các điều kiện về tình trạng Thường trú nhân.
Bước cuối cùng trong quy trình EB-5 là nộp đơn I-829 để loại bỏ các điều kiện khỏi tình trạng thường trú nhân. NĐT phải gửi đơn I-829 trong vòng 90 ngày cuối cùng của thời hạn thường trú có điều kiện. Trên đơn, NĐT phải chứng minh rằng khoản đầu tư vẫn còn rủi ro trong toàn bộ quy trình EB-5, mà theo yêu cầu đã tạo đủ 10 công việc toàn thời gian cho công dân hoặc cư dân Hoa Kỳ.
Khi đơn I-829 được chấp thuận, đương đơn sẽ nhận được thẻ xanh vĩnh viễn. Cùng với đó, quá trình EB-5 phức tạp, kéo dài cuối cùng đã kết thúc và nhà đầu tư có thể tận hưởng cuộc sống giàu có, đầy hứa hẹn cùng với gia đình của mình tại Hoa Kỳ.